Sau khi thành công trong thương vụ mua bán lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, Grab dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường tầm ảnh hưởng khi tiếp nhận khoản đầu tư từ Alibaba - Công ty thương mại điện tử lớn nhất nhì Trung Quốc.
Tuy vẫn chưa định giá được số tiền và mức độ là bao nhiêu nhưng hiện Alibaba đang ở trong giai đoạn của việc đầu tư, đóng góp vào số tiền 6 tỷ USD mà Grab đang sở hữu từ các nhà đầu tư khác.
Đây là thời điểm khá nhạy cảm khi mà các cuộc điều tra chống độc quyền trong thương vụ Uber-Grab đang diễn ra. Bởi vì phía Grab tuyên bố sẽ tiếp quản các hoạt động và tài sản của Uber tại 8 nước Đông Nam Á mà Uber hiện diện. Tuy nhiên do những tranh cãi liên quan tới dòng taxi công nghệ này, nhiều nước tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ thương vụ giữa Grab và Uber. Ủy ban Cạnh tranh Singapore cho biết có cơ sở để nhận định rằng việc sát nhập này đã vi phạm pháp luật, trong khi các nước khác vẫn đang trong quá trình xem xét.
Tuy nhiên không chỉ Uber-Grab mà còn cả nhà đầu tư chủ chốt SoftBank vẫn có ý định thực hiện thỏa thuận đối với Alibaba. Phía Grab hiện đang từ chối bình luận về vụ việc, còn phát ngôn viên của Alibaba cho biết "không xác nhận những tin đồn trên thị trường".
Vào đầu mùa hè năm ngoái Alibaba và Grab đã tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có bất cứ động tĩnh nào. Vì sau đó Gã khổng lồ Trung Quốc này đã ưu tiên để hợp tác vào Tokopedia - được gọi là "Con kỳ lân thương mại điện tử của Indonesia", nhằm cạnh tranh với đối thủ Tencent. Khoản đầu tư này có thể mang lại cho Alibaba một chỗ đứng tại Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là nước đông dân thứ tư trên thế giới.
" alt=""/>Alibaba chuẩn bị đầu tư vào Grab, mang lại tiềm năng lớn cho dịch vụ gọi xe tại Đông Nam Á“Chúng tôi sẵn sàng ký thỏa thuận không gián điệp với các nước”, ông Liang Hua trả lời báo chí tại Thâm Quyến (Trung Quốc), sau khi được hỏi liệu công ty có dự định triển khai một thỏa thuận với Mỹ.
Tuy nhiên, ông Liang Hua cho biết cơ hội ký thỏa thuận với Mỹ vẫn là ẩn số. “Mỹ đã không mua và có thể trong tương lai cũng sẽ không mua các sản phẩm của chúng tôi. Tôi không biết có cơ hội nào để ký một thỏa thuận", ông Liang Hua nói.
Sẵn sàng thỏa hiệp nhưng ông Liang Hua cho rằng những hành động của Mỹ không phù hợp. “Không nên sử dụng chính trị để phá vỡ một ngành công nghiệp”, ông Hua nhận định.
![]() |
Chủ tịch Huawei - Liang Hua cho biết sẵn sàng ký thỏa thuận không gián điệp với Mỹ. Ảnh: Getty Images. |
Huawei là một trong những công ty lớn nhất của Trung Quốc và có ảnh hưởng trên toàn cầu. Đây là thương hiệu smartphone lớn thứ hai thế giới sau Samsung, một trong những nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu về mạng 5G.
Giữa tháng 5, Mỹ công bố đưa Huawei vào "danh sách đen". Theo sau đó, hàng loạt đối tác lớn tại Mỹ như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và ARM… tuyên bố "nghỉ chơi" với hãng công nghệ Trung Quốc.
Những tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động trái phép, gây nguy hại an ninh quốc gia hoặc ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ bị xem xét và đưa vào danh sách đen.
![]() |
Huawei đang bị cô lập bởi các công ty Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Lệnh "cấm vận" xuất hiện trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế lên hàng hóa của nhau trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài nhiều tháng qua.
Mỹ cho rằng điện thoại thông minh và thiết bị mạng lưới viễn thông của Huawei được chính phủ Trung Quốc sử dụng với mục đích gián điệp. Tuy nhiên, Huawei phủ nhận cáo buộc này. Tuần trước, công ty đã gửi đơn yêu cầu tòa án Mỹ xem xét, cho rằng đạo luật quốc phòng NDAA 2019 của chính quyền ông Trump là vi hiến.
Theo Reuters, kiến nghị của công ty trung Quốc được gửi tới Tòa án quận Đông Texas hôm 28/5. Đây là bản bổ sung cho đơn kiện Huawei đã gửi lên tòa án quận Texas từ hồi tháng 3. Khi đó công ty Trung Quốc yêu cầu xem xét tính hợp hiến ở điều khoản 899 của NDAA 2019.